Tải sách PDF –  Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn – Phóng Viên Tạp Chí Time & Điệp Viên Cộng Sản Việt Nam Điệp viên hoàn hảo tập hợp rất nhiều câu chuyện về cuộc đời tình báo của Phạm Xuân Ẩn (Phóng viên tạp chí …

Quyển sách Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn viết bởi Tác giả Larry Berman với chủ đề Danh nhân và được bán với giá 72.000đ. Hãy mua sách để ủng hộ tác giả bạn nhé.

Tổng quan về sách Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn

✅ Tiêu đề Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn
✅ Tác giả Larry Berman
✅ Chủ đề Danh nhân
✅ Nhà xuất bản Nxb Thông Tấn
✅ Định dạng file Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn .pdf

Tải ebook Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn pdf

Điệp Viên Hoàn Hảo - Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn

Bạn có thể tải sách Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn PDF bên dưới tại đây.

TẢI SÁCH PDF NGAY

Giới thiệu Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn

Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn – Phóng Viên Tạp Chí Time & Điệp Viên Cộng Sản Việt Nam

Điệp viên hoàn hảo tập hợp rất nhiều câu chuyện về cuộc đời tình báo của Phạm Xuân Ẩn (Phóng viên tạp chí time & Điệp viên cộng sản Việt Nam). Larry đã thần người mấy giây khi được hỏi câu chuyện nào để lại cho ông ấn tượng sâu sắc nhất. Sau một hồi suy nghĩ, ông kể về tình bạn sâu sắc giữa ông Ẩn và nhà báo Robert Anson. Ông Ẩn đã cứu Robert Anson khi ông này bị bắt ở Campuchia. Đó là một hành động liều lĩnh, có thể khiến thân phận ông Ẩn bị bại lộ, nhưng ông vẫn làm vì trước đó nhà báo người Mỹ này đã cứu sống hơn mười trẻ em VN trong cuộc thảm sát ở Takeo, Campuchia. Trong hơn 30 năm qua, Robert Anson vẫn để trên bàn làm việc của mình tại New York một tấm ảnh của ông Phạm Xuân Ẩn để nhớ đến người đã cứu mạng mình… ” Larry Berman trong cuốn sách của mình – một cái nhìn từ bên trong, quá giới hạn, một câu chuyện gây kinh hoàn chân thực – đã nhân đạo hóa một cách khéo léo những mâu thuẫn trong cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn, một điệp viên của Hà Nội trong cùng một lúc làm việc cho các tổ chức báo chí Mỹ để che đậy cho các hoạt động tình báo của ông. Tình yêu tổ quốc của ông còn lớn hơn cả sự khâm phục của ông đối với Mỹ. Một câu hỏi luôn xuất hiện trong từng trang cuốn sách này là: bạn sẽ làm gì nếu lịch sử đúc sẵn cho bạn đôi giầy Phạm Xuân Ẩn? “Điệp viên hoàn hảo”

Báo chí giới thiệu


Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn
Ngày 24/09/2007
Điệp viên hoàn hảo (Kỳ 1): Nhà tình báo và người bạn

Thiếu tướng tình báo – anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn nói về cái nghiệp tình báo đã vận vào mình: “Người ta có thể nói gì về cuộc sống khi mà luôn chuẩn bị sẵn sàng hi sinh”.

Dưới ngòi bút của giáo sư – nhà sử học Mỹ Larry Berman trong cuốn sách Điệp viên hoàn hảo, nhà báo trong vỏ bọc mà Phạm Xuân Ẩn tạo ra thuở nào nhằm hoàn thành nhiệm vụ tình báo được giao đã nhập vai một cách hoàn hảo. Hai cuộc đời hoàn hảo trong một cuộc đời hoàn hảo.

TT – Tháng 8-1970. Chuyến bay 90 phút từ Singapore đến Sài Gòn đối với cô Diane Anson dường như dài bất tận. Vài ngày trước đó, cô nhận được thông báo chính thức rằng chồng cô, nhà báo Robert Sam Anson, làm việc cho tạp chí Time, đã mất tích ở Campuchia.

Ngày mất tích là 3-8-1970. Ngoài ra không có một thông tin nào khác.

Rời phi trường, Diane đi thẳng tới trụ sở văn phòng tạp chí Time-Life đặt tại khách sạn Continental. Một tay bế con trai Sam mới 15 tháng tuổi, còn tay kia dắt đứa con gái Christian mới hai tuổi rưỡi, cô vào hết phòng này đến phòng khác để hỏi các phóng viên tại đây thông tin về chồng mình. Diane sợ điều xấu nhất đã xảy ra đối với người phóng viên trẻ nhất của tạp chí Time, đồng thời là người chồng mới 25 tuổi của mình.

Quan điểm chung

Phạm Xuân Ẩn đi đến tiệm cà phê Girval, Sài Gòn năm 1973

Khi nhận nhiệm vụ sang Việt Nam, cũng như hầu hết các phóng viên trẻ đến Việt Nam, Bob Anson kỳ vọng rằng chuyến công tác này là cơ hội để anh tạo dựng danh tiếng của mình giống như các đồng nghiệp David Halberstam, Malcolm Browne và Neil Sheehan đã từng làm những năm đầu thập kỷ 1960.

Nhưng sau vài tháng ở Việt Nam, các bài viết của Anson không được đăng trên tạp chí Time. Hai phóng viên cao cấp thường trú tại Sài Gòn là Clark và Burt Pines dường như cũng gặp ít nhiều rắc rối khi các bài viết của họ không được trưởng ban biên tập tạp chí Time ở New York duyệt.

Trong mắt của Anson, cuộc chiến tranh này là giết chóc và vô đạo đức. Đây cũng chính là quan điểm chung về cuộc chiến tranh tồi tệ được cảm nhận ở mọi nơi, trừ bên trong bốn bức tường của văn phòng tạp chí Time ở Sài Gòn cũng như tại tổng hành dinh tờ tạp chí này ở New York.

Khi Anson nêu vấn đề với ban biên tập tạp chí Time về sự tự quyết của người Việt Nam, anh liền bị gán cho nhãn hiệu là kẻ phản chiến nhụt chí và ấm đầu.

Trong một bữa tiệc tối tại văn phòng tạp chí Time do John Scott – một ủy viên biên tập – chủ tiệc, cuộc nói chuyện xoay quanh vấn đề Mỹ đang giành được những tiến bộ lớn trong chiến tranh, người ta lảng tránh thực tế bằng cách đưa ra những thành tích bằng con số lấp lánh.

Anson không thể chịu được nữa, anh xổ ra một tràng: “Các bạn đã bỏ qua một điểm chính rồi. Người Việt Nam đã từng đánh bại Nhật Bản, đánh bại Pháp, và họ đang đánh bại chúng ta, bất kể chúng ta đã dùng đến vũ khí gì để đánh họ. Người Việt Nam kiên trì lắm, họ rất quyết tâm, và lịch sử đang đứng về phía họ. Có lẽ các người không nhận ra điều đó”.

Anson không hề cảm thấy hối tiếc những điều anh đã nói. Nhưng chính những lời anh nói ra đã mang lại tai họa cho anh. Marsh Clark bí mật gửi một lá thư báo cáo các sếp ở New York.

Nhận được thư của Clark, lãnh đạo tạp chí Time ở New York liền gửi một lá thư cho tất cả các phóng viên và biên tập viên của tạp chí Time đang làm việc trên khắp thế giới rằng: “Trước khi đến Việt Nam, Bob đã từng cảm thấy rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là vô đạo đức; và rằng Việt Nam hóa chiến tranh chỉ đơn giản là kéo dài cuộc chiến tranh vô đạo đức mà thôi. Chẳng có điều gì ở Việt Nam khiến Bob thay đổi được cách nhìn cũ của anh ta”.

Bob Anson muốn từ chức sau khi đọc được những điều mà anh hiểu rằng Clark đã công khai muốn đuổi anh đi. Đó là lý do tại sao anh đã đi tìm gặp một người bạn thân nhất của mình ở Việt Nam: Phạm Xuân Ẩn. Giống như hầu hết các phóng viên ở Sài Gòn, Anson khâm phục Phạm Xuân Ẩn vì các mối quan hệ của ông trong phủ tổng thống và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Phạm Xuân Ẩn dường như biết tất cả mọi người và mọi điều xảy ra ở Sài Gòn, đồng thời luôn sẵn sàng giúp đỡ các phóng viên Mỹ tìm hiểu về đất nước ông. Tại phân xã các tòa báo nước ngoài, người ta đồn rằng Phạm Xuân Ẩn là cựu nhân viên mật vụ dưới thời Ngô Đình Diệm, một điệp viên của Pháp, một nhân viên CIA, một điệp viên của Chính quyền Sài Gòn, hoặc là cùng lúc làm điệp viên cho tất cả các cơ quan nói trên.

Trách nhiệm nặng nề

Diane khóc nức nở khi cô tới văn phòng Phạm Xuân Ẩn. Suốt cuộc gặp, Phạm Xuân Ẩn cứ nhìn chằm chằm vào hai đứa trẻ. Phạm Xuân Ẩn lắng nghe lời của Diane cầu xin giúp đỡ tìm kiếm chồng mình. Trong đầu ông bỗng nhớ lại cách đó vài tuần, Bob Anson đã hẹn gặp ông ở tiệm cà phê Givral để nhờ ông đọc qua lá thư xin từ chức mà Bob định sẽ gửi cho Marsh Clark. Ông đã bảo Anson xé lá đơn xin từ chức đó đi.

Nếu ông không khuyên Anson như vậy, rất có thể hôm nay biết đâu gia đình Anson lại chẳng đang cùng nhau đi nghỉ ở Singapore hay Bali. Nếu Anson trước đó từ chức thì anh đã không phải sang Campuchia. Bởi vì vài tuần sau khi Anson gặp ông ở tiệm cà phê Givral, Marsh Clark gọi Anson tới văn phòng của ông ta – nơi có treo trên tường một tấm bản đồ Đông Dương khổ lớn.

Clark chỉ vào Việt Nam, nói với Anson: “Tôi phụ trách đưa tin khu vực này”. Sau đó ông ta chỉ sang vị trí nước Lào và Campuchia nói: “Còn hai nước này thuộc về anh phụ trách”. Kết thúc buổi làm việc hôm ấy, Clark bảo Anson đóng gói đồ đạc để ra sân bay: “Tôi không muốn thấy mặt anh ở đây nữa”.

Phạm Xuân Ẩn cố tìm lời an ủi Diane bằng cách nói rằng ông sẽ làm tất cả mọi điều có thể để giúp đỡ, nhưng trong lòng thì cũng nghĩ rằng bạn mình có thể không còn nữa. Chính vì thế mà ông thấy mình càng phải có trách nhiệm hơn. Phạm Xuân Ẩn hứa với Diane rằng ông sẽ tiếp tục kiểm tra các nguồn tin.

Sau khi Diane và hai đứa nhỏ rời văn phòng, Phạm Xuân Ẩn suy nghĩ mông lung về người bạn Bob Anson của mình. Ông biết rõ những điều cần làm, nếu không cẩn thận có thể làm hỏng sứ mệnh của mình.

Nhà tình báo hàng đầu của Hà Nội ở Sài Gòn chấp nhận rủi ro bị lộ tẩy để cứu mạng sống cho một phóng viên người Mỹ. Ông biết rằng nếu Bob Anson chết, người Việt Nam cũng mất đi một người bạn chân chính. Trong lòng ngập tràn trách nhiệm nặng nề về sự mất tích của Anson, Phạm Xuân Ẩn quyết tâm tìm bằng được câu trả lời về việc Anson còn sống hay đã chết.

Larry Berman (Nguyễn Đại Phượng dịch)

Xem thêm Thu gọn


Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn

Ngày 25/09/2007
Ra mắt quyển sách “Điệp viên hoàn hảo” của tác giả Larry

Nhà xuất bản Thông tấn xã Việt Nam vừa cho ra mắt quyển sách về anh hùng tình báo Phạm Xuân Ẩn. Cuốn sách gần 500 trang, bìa cứng in màu do GS – nhà sử học Mỹ L.Berman viết sau 5 năm thu thập tư liệu về người tình báo anh hùng của Việt Nam Phạm Xuân Ẩn. Ngày 1-10-2007, cuốn sách sẽ chính thức phát hành trên phạm vi cả nước.

“Điệp viên hoàn hảo” là cuốn sách có nội dung chứa đựng nhiều thông tin mới, trong đó có cả những suy nghĩ, nhận xét riêng của tác giả. Tuy báo chí nước ta đã có nhiều tài liệu, nhiều bài viết, nhiều tác phẩm về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn – Anh hùng lực lượng vũ trang Việt Nam, nhưng xuất bản cuốn sách này, NXB TTX mong muốn cung cấp thêm một tài liệu tham khảo để bạn đọc hiểu rõ hơn chân dung nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn.

Đồng thời cũng muốn bạn đọc Việt Nam có điều kiện tiếp cận với những tư liệu về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, mà Phạm Xuân Ẩn là nhân vật chính, dưới ngòi bút của một tác giả Mỹ.

Nếu có thể nói một điều gì đó về Phạm Xuân Ẩn, thì đó chính là tấm lòng yêu nước vô bờ bến của ông. L. Berman đã viết: “Động cơ cuộc sống của Phạm Xuân Ẩn chính là những mục đích cao cả của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam”. Tình yêu dành cho đất nước đã giúp ông tin tưởng vào con đường cách mạng mà mình đã chọn. “Tôi đã hứa trước Đảng… Tôi còn có nhân dân trông cậy vào tôi và sứ mạng của tôi”.

Năm 1975 khi hòa bình lập lại, Phạm Xuân Ẩn bước ra từ “vỏ bọc” trở về với cuộc sống đời thường của một công dân ở đất nước bao năm oằn mình trong chiến tranh với vô vàn khó khăn. Sự “trở về” ấy không hề đơn giản, nó cũng đòi hỏi ở ông sự thấu hiểu và cảm thông.

Th.V.

Xem thêm Thu gọn


Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn (Phát Hành Ngày 28/09/2007)
Ra mắt cuốn sách mới về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn
Thứ ba, 25/09/2007

Cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” (Perfect Spy) của Giáo sư người Mỹ Larry Berman, viết về cuộc đời và sự nghiệp của Thiếu tướng tình báo, Anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam Phạm Xuân Ẩn sẽ được Nhà xuất bản Thông tấn, đơn vị giữ bản quyền dịch sách ra tiếng Việt sẽ cho ra mắt độc giả Việt Nam trong tuần này.

Phạm Xuân Ẩn, người được đánh giá là “một trong những điệp viên tài giỏi nhất của thế kỷ 20”.
Trong buổi gặp gỡ với báo giới chiều ngày 11-9 tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, tác giả cuốn sách cho biết Điệp viên hoàn hảo sẽ được phát hành nhân ngày giỗ đầu của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn (20-9).
Larry Berman là giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Califonia Davis. Tại Mỹ, cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” bằng tiếng Anh dày hơn 300 trang do Nhà xuất bản Harpers Collins ấn hành mới chính thức ra mắt độc giả vào tháng 4 vừa qua. Đây là cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin có giá trị lịch sử cao viết về nhà tình báo xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Phạm Xuân Ẩn.

Larry chia sẻ: “Trước khi viết cuốn sách này, tôi đã viết bốn cuốn sách khác về Việt Nam, nhưng tất cả đều là Việt Nam qua cái nhìn của người Mỹ. Khi bắt tay viết “Điệp viên hoàn hảo” cũng là lúc tôi bắt đầu nhìn đất nước các bạn qua con mắt của một người Việt Nam”. Ông là học giả đầu tiên của Mỹ viết về Phạm Xuân Ẩn.

Tác giả Larry Berman và cuốn sách.

Cuốn “Điệp viên hoàn hảo” bằng tiếng Anh có 10 phần tập trung vào những sự kiện lớn trong cuộc đời và sự nghiệp của nhà tình báo, nhà báo Phạm Xuân Ẩn. Đó là những sự kiện về trận Ấp Bắc, cuộc tấn công của Mỹ vào Việt Nam năm 1965, cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, giải phóng miền Nam 1975 và hai chương viết về Phạm Xuân Ẩn sau giải phóng từ (1975-1985).

Larry Berman lần đầu tiên gặp Phạm Xuân Ẩn vào tháng 7-2001. Nhưng mãi đến năm 2003, nhà tình báo mới đồng ý để Larry viết về cuộc đời mình. Ông Phạm Xuân Ẩn đưa ra lý do với Larry là “Tôi hy vọng lớp trẻ ở Mỹ có thể hiểu thêm về cuộc chiến tranh Việt Nam qua cuốn sách anh sẽ viết về cuộc đời hoạt động của tôi”. Ông Ẩn cũng đưa ra điều kiện “nội dung sách chỉ được nói về những phần hoạt động đã được tôi cho phép và tôi sẽ đề nghị một số thành viên trong mạng lưới trước đây của tôi hợp tác với anh trong quá trình thu thập thông tin”.

Giáo sư Larry Berman cho biết, ông đã phải bắt đầu năm năm để hoàn thành cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo”. Để khai thác được nhiều thông tin về cuộc đời của ông Phạm Xuân Ẩn, giáo sư phải sang Việt Nam tất cả 20 lần để phỏng vấn, thu thập tài liệu. Mỗi lần ở Việt nam, ông dành hai tuần để “hầu chuyện” Phạm Xuân Ẩn. Larry nhớ lại: “Mỗi ngày, tôi gặp ông Phạm Xuân Ẩn tại nhà riêng bắt đầu từ 8 giờ sáng và ở đó đến khi nào ông Ẩn mệt thì về”. Khi ấy, cả người kể chuyện và người ghi chép đều biết rằng thời gian cho họ chẳng được nhiều. Bệnh tật hành hạ ông Ẩn và ông ấy rất yếu.

Trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, ông Phạm Xuân Ẩn là tình báo viên thuộc mạng lưới tình báo H63 ở Củ Chi. Giáo sư Larry rất cẩn trọng trong việc thẩm định những tư liệu có được vì thế mà ông dành thời gian tiếp xúc với tất cả thành viên mạng lưới tình báo này hiện còn sống, những nhân vật được ông Ẩn nhắc đến trong cuốn sách. Đó là ông Tư Cang, thủ trưởng của Phạm Xuân Ẩn, người điều hành mạng lưới tình báo H63 và cô Thảo, thành viên của mạng lưới. Ông đã về Long An gặp cô Nguyễn Thị Ba, từng là liên lạc viên của Phạm Xuân Ẩn trong suốt thời gian hoạt động tình báo. Đại tướng Mai Chí Thọ cũng có buổi gặp với giáo sư Larry nói về cuộc đời hoạt động của Phạm Xuân Ẩn.

Tác giả Larry Berman và Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn

Để hoàn thành cuốn sách, mỗi chi tiết mà tác giả đưa ra đều có kiểm chứng bằng cách ông tìm trong kho tư liệu ở Việt Nam, cũng như ở Mỹ. Tác giả Larry Berman đi tìm gặp và phỏng vấn 50 người, họ là những người bạn hoặc những người quen biết của ông Ẩn tại Mỹ.

Trong cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo”, giáo sư Larry Berman viết những dòng đầy kính trọng và đúng mức đối với nhà tình báo xuất sắc này của Việt Nam. Ông cho biết: “Chính cái tên Phạm Xuân Ẩn đã là một ẩn số khiến tôi không ngừng muốn giải mã. Cuộc đời ông có rất nhiều lần phải đứng giữa “ngã ba”, phải chọn lựa nhưng thì các quyết định của ông đã đúng. Phạm Xuân Ẩn thật sự hòan hảo khi ông vừa là nhà báo của tạp chí Times vừa là nhà tình báo. Tôi nhận thấy ở ông ấy cốt cách nhân văn của con người trong khi thực hiện cả hai vai trò ấy. Chính điều này tạo cảm hứng đặc biệt cho tôi hoàn thiện cuốn sách”.

Đến Việt Nam lần này, tác giả cuốn sách “Điệp viên hòan hảo” cũng đã có cuộc nói chuyện với sinh viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Ngày hôm nay, 12-9, Nhà xuất bản Thông tấn, đơn vị giữ bản quyền dịch sách ra tiếng Việt có cuộc gặp gỡ với tác giả Larry Berman.

Theo Nhà xuất bản Thông tấn, cuốn sách này do tác giả Nguyễn Đại Phượng (Trưởng ban Quốc tế Báo Tiền Phong) dịch sang tiếng Việt, sẽ được ra mắt độc gỉa Việt Nam trong tuần này nhân ngày giỗ đầu của Thiếu tướng tình báo, Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam Phạm Xuân Ẩn (20.9). Bạn đọc Việt Nam sẽ được biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp với những hoạt động bí ấn, đầy tính nhân văn của nhà tình báo tài ba Phạm Xuân Ẩn qua ngòi bút của giáo sư Mỹ Larry Berman.
Larry Berman cũng cho biết, sắp tới, cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn sẽ được dựng thành phim trên màn ảnh Holywood.

TRÀ MY

Xem thêm Thu gọn


Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn (Phát Hành Ngày 01/10/2007)
(VTV1 Ngày 01/10/2007)
Thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Phạm Xuân Ẩn được báo chí Mỹ xếp vào 1 trong 20 điệp viên xuất sắc nhất trong thế kỷ XX. Đã có nhiều cuốn sách, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đánh giá cao về ông. Giáo sư, tiến sĩ Larry Berman đã viết cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” với một sự kính trọng vị tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam. Cuốn “Điệp viên hoàn hảo” do Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành và giữ độc quyền tiếng Việt chính thức được phát hành vào ngày 1/10/2007.

Hơn 20.000 bản “Điệp viên hoàn hảo” đã bán hết chỉ sau 4 tháng phát hành. Đây là con số kỷ lục đối với loại sách lịch sử – tiểu sử tại Mỹ. Ngay từ khi mới xuất hiện, cuốn sách đã gây không ít tranh cãi giữa những người đọc. Phe bảo thủ chỉ trích Larry Berman đã ca ngợi quá đáng một người bị xem là kẻ thù của nước Mỹ, rằng tác giả đã xúc phạm tới hơn 50.000 binh lính Mỹ tử nạn trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng nhiều người khác lại khen hết lời rằng, “Điệp viên hoàn hảo” đã lý giải được vì sao Mỹ lại thua trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Mất gần 5 năm để hoàn thành cuốn sách, Larry Berman đã hơn 20 lần đến Việt Nam để gặp cựu tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn (Lần gặp cuối cùng khi vị tướng huyền thoại này chỉ còn thở bằng ôxy và không lâu sau đó thì ông qua đời).

Giáo sư Larry Berman cũng đã tiếp xúc với những hồ sơ, tư liệu, cũng như phỏng vấn bạn bè của ông Ẩn đang sống tại Mỹ, thậm chí phỏng vấn cả những nhân vật từng đứng ở bên kia chiến tuyến. Chính vì thế, cuốn sách đã tạo dựng bức chân dung đa chiều tương đối đầy đủ, khách quan về con người Phạm Xuân Ẩn.

Dưới ngòi bút của Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn là một nhà tình báo chân chính. Động cơ cuộc sống của Phạm Xuân Ẩn chính là những mục đích cao cả của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, Phạm Xuân Ẩn hoạt động trong mạng lưới tình báo H.63, đơn vị này đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng từ năm 1970 khi miền Nam chưa hoàn toàn giải phóng.

Được tổ chức cử sang Mỹ học chuyên ngành báo chí, về nước Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hãng tin Reuters, sau đó chuyển sang tạp chí Time của Mỹ, Phạm Xuân Ẩn là một nhà báo nổi tiếng tại Sài Gòn những năm trước giải phóng.

Giáo sư tiến sĩ Larry Berman, tác giả cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” cho biết: “Là điệp viên nhưng Phạm Xuân Ẩn luôn tâm niệm trong đầu rằng mình là một nhà báo. Nhà báo chỉ là cái vỏ bọc, nhưng ông đã trở thành một nhà báo đích thực mà vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ tình báo của mình. Ông đã thành công trong suốt cuộc chiến, thành công cho thấy rõ năng lực, trí tuệ và tài năng của ông”.

Dưới vỏ bọc của một nhà báo, Phạm Xuân Ẩn có thể giao du với nhiều đối tượng, trong đó có cả người của CIA, những tướng lĩnh và các nhân vật có thế lực trong chính quyền Sài Gòn. Nhờ những mối quan hệ này mà ông luôn có được những tin tức tình báo quan trọng, kèm theo sự phân tích, đánh giá sắc sảo của ông đã góp phần giúp Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đề ra những quyết sách đúng đắn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Những báo cáo tình báo quan trọng của Phạm Xuân Ẩn chính xác đến mức Đại tướng Võ Nguyên Giáp có lần nói đùa rằng “Giờ đây, chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ”.

23 năm trong trận tuyến một mình, chỉ cần một sai lầm nhỏ là nguy hiểm đến tính mạng, nhưng Phạm Xuân Ẩn chưa một lần bị lộ. Điều này chứng tỏ tài năng và trí tuệ của ông. Luôn sống trong tâm trạng “cá nằm trên thớt”, Phạm Xuân Ẩn từng giao hẹn với vợ rằng, nếu ông có bị bắt, bà không cần đi chạy vạy xin cho ông được tha. Ông luôn mang trong mình một viên thuốc để khi cần có thể tự sát.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Phạm Xuân Ẩn bước ra từ vỏ bọc trở về với cuộc sống đời thường. Nhưng sự trở về ấy không hề đơn giản bởi người đời không phải ai cũng hiểu đúng về công việc thầm lặng của ông. Âu đó cũng là những mất mát, hy sinh mà người chiến sỹ tình báo phải đối mặt.

Nhập vai một cách hoàn hảo tới mức với nhiều người, cựu tình báo Phạm Xuân Ẩn đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Không chỉ hoàn hảo trong 2 cái nghiệp đã vận vào mình là điệp viên và viết báo, Phạm Xuân Ẩn còn hoàn hảo trong con mắt bạn bè và đồng nghiệp. Ông là một trong rất ít những người được cả bạn bè lẫn kẻ thù đều kính trọng.

“Điệp viên hoàn hảo” được viết ra bởi một nhà nghiên cứu nước ngoài, nên cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả còn có chỗ khác biệt với chúng ta do chưa hiểu thật sâu sắc và đầy đủ về lịch sử văn hoá của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy đây là công trình nghiên cứu tâm huyết của Larry Berman giúp người đọc hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Ngoài ra, Giáo sư Larry Berman cũng là tác giả của 3 cuốn sách nổi tiếng mang tính phê phán những chính sách của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam như: “Không có hoà bình, không danh dự: Nisson, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam”, cuốn “Con đường đi đến bế tắc ở Việt Nam” và: “Vạch kế hoạch cho một thảm hoạ: Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.

Ngọc Hà

Xem thêm Thu gọn


Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn (Tái Bản Lần I Vào Ngày 06/10/2007)

Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn

Góc nhìn từ nhà văn, nhà báo nước ngoài
(Ngày 01/10/2007)

Ngày 1-10, “Perfect Spy”, một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất về con người và cuộc đời của nhà tình báo lỗi lạc Việt Nam Phạm Xuân Ẩn đã được xuất bản tại Việt Nam với nhan đề “Điệp viên hoàn hảo”. Và đó cũng là cuốn sách được độc giả trong nước mong chờ nhất những ngày đầu tháng 10-2007 này.

Câu chuyện khác thường

Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước của Việt Nam ghi dấu ấn của rất nhiều nhà tình báo. Tuy nhiên, khó có ai tạo ra nhiều huyền thoại và câu hỏi như nhà tình báo, thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Xuân Ẩn.

Là một nhà tình báo, theo lẽ thường khi đã bộc lộ thân phận, có thể nhận được sự oán trách của những người phía bên kia. Thế nhưng, điều ngược lại đã xảy ra, Phạm Xuân Ẩn đã nhận được những nhận xét đầy thông cảm, những lời cám ơn và cả lời tán tụng của những người dù từng là bạn bè nhưng đúng ra phải trở thành kẻ thù. Hiện tượng Phạm Xuân Ẩn vì vậy đã trở thành một câu hỏi lớn đối với nhiều người ở nhiều phía, cả nhân dân Mỹ lẫn nhân dân Việt Nam.

Là một anh hùng của dân tộc, đã có rất nhiều tác phẩm trong nước viết về ông, từ dạng ký như Phạm Xuân Ẩn – Tên người như cuộc đời (NXB Công an Nhân dân) đến cả tiểu thuyết văn học hư cấu trên nguyên mẫu của ông như tác phẩm Người im lặng của nhà văn Chu Lai (NXB Quân đội Nhân dân)… Tuy nhiên, do phần lớn thời gian chiến đấu của ông là trong lòng địch nên có nhiều vấn đề cần đến cái nhìn của những người nước ngoài để làm rõ.

Tại Việt Nam, đã có hai cuốn sách về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn do các nhà văn, nhà báo nước ngoài thực hiện được xuất bản, một là Phạm Xuân Ẩn-Một người Việt Nam thầm lặng của nhà báo Pháp Jean-Claude Pomonti và một là Điệp viên hoàn hảo của nhà văn Mỹ Larry Berman. Cả hai tác phẩm này khi được xuất bản tại quốc gia của mình đều gây nên những tranh cãi…

Hai cái nhìn về một hướng

Có hai câu hỏi lớn về Phạm Xuân Ẩn mà cả hai cuốn sách của hai nhà văn, nhà báo Mỹ, Pháp đều muốn tìm cách giải thích. Đó là làm sao một điệp viên có thể chịu nổi áp lực trong suốt 23 năm chiến đấu trong lòng địch mà chưa một lần để lộ thân phận dù

Xem thêm Thu gọn


Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn

“Điệp viên hoàn hảo” hay là một người Việt Nam hoàn hảo?
(Chủ Nhật, 09/12/2007)
Đọc hết 500 trang sách của Nhà Xuất bản Thông Tấn do nhà sử học Mỹ Larry Berman viết về tướng tình báo anh hùng Phạm Xuân Ẩn có nhan đề Điệp viên hoàn hảo… tôi có cảm giác mình vừa gặp một nhân vật khổng lồ thời Phục hưng (thế kỷ 15 – 16 ở châu Âu). Đó là những con người tài năng nhiều mặt như Hăm-lét (Sếch-pia), vừa là “cánh tay của trang hiệp sĩ…”, còn là “con mắt của nhà thông thái, miệng lưỡi của kẻ hào hoa…”
Sau hơn 5 năm đi lại, thu thập tài liệu, gặp gỡ rất nhiều người Việt và Mỹ, đối thoại trực tiếp ở nhiều thời điểm với tướng Ẩn và gia đình, Berman đã “giải mã” được điều bí ẩn về điệp viên Phạm Xuân Ẩn, người mà Đại tướng Mai Chí Thọ đã nói với tác giả: “… Ẩn là một trong những nhà tình báo vĩ đại nhất trong lịch sử của đất nước tôi” (trang 143). Còn các bạn Mỹ thì đánh giá Phạm Xuân Ẩn là “điệp viên vĩ đại nhất của thế kỷ 20”! Phạm Xuân Ẩn tập hợp nhiều cái lớn trong một con người. Với vỏ bọc nhà báo, ông thật sự là một nhà báo lớn. David Halberstam, một nhà báo nổi tiếng bậc nhất thời đó nhận xét: “Ông ấy có nhiều ảnh hưởng đối với các nhà báo Mỹ”. Một người khác, Laura Palmer nói: “Rất nhiều phóng viên phải phụ thuộc vào ông”! (trang 267). Là nhà tình báo, Phạm Xuân Ẩn thuộc hàng chiến lược toàn cầu. Phạm Xuân Ẩn còn là một nhà ngoại giao lớn, một trí thức lớn, am hiểu nhiều nền văn hóa. Nhân danh một con người, Phạm Xuân Ẩn là một nhà đạo đức. Doug Pike viết: “Ông ấy sống rất đạo đức, do vậy ông luôn tự soi mình vào hành động trên cơ sở các giá trị của Nho giáo. Một trong những giá trị này liên quan đến tình bạn. Nho giáo nhấn mạnh đến sự thủy chung trong tình bạn và ngăn cấm việc khai thác, lợi dụng một người bạn” (trang 465). Và trên hết, Phạm Xuân Ẩn là một người bạn lớn của hai dân tộc Việt – Mỹ. Đó là chiều sâu, là giá trị lớn nhất, là khám phá của nhà sử học Mỹ Larry Berman qua cuốn sách này mà người đọc lĩnh hội được.

Berman đã khám phá được một tâm hồn Việt Nam hoàn hảo trong một “điệp viên hoàn hảo”. Tác giả đã cho thấy nghề tình báo chỉ là một thế bắt buộc Phạm Xuân Ẩn phải ra tay trong những phút “hàm hồ” của lịch sử một đất nước là nước Mỹ, một đất nước mà nhân dân rất tin tưởng ở chính phủ của mình (?). Berman kết luận: “Trong hiệu quả trực tiếp từ cuộc chiến tranh của Mỹ và Việt Nam, có lẽ Phạm Xuân Ẩn là người duy nhất của bên thắng không cảm thấy cay đắng đối với kẻ thù từng gây ra biết bao chết chóc và tàn phá đất nước ông. Phạm Xuân Ẩn nói: Tôi đã sống và làm việc với người Mỹ trong thời gian rất dài. Tôi biết họ là những người tốt. Hầu hết người Mỹ đều tin những điều Chính phủ Mỹ nói với họ. Họ không biết sự thật về người Việt Nam. Tôi chẳng có lý do gì để ghét người Mỹ, cũng như người Mỹ biết tôi trước chiến tranh chẳng có lý do gì để ghét tôi” (trang 466). Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: Có Phạm Xuân Ẩn “dường như chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ”. Vậy mà sau chiến tranh, Phạm Xuân Ẩn là người Việt Nam được người Mỹ tìm đến đầu tiên và nhiều nhất, trong lúc chúng ta còn “e ngại” mối quan hệ này! Đó là vì, như David Halberstam nói: “Nếu có một người nào đó nắm bắt được giữa hai thế giới, thì người đó chính là Phạm Xuân Ẩn” (trang 420). Tới đây người viết bài này xin được phép mạo muội cho rằng, nếu cuốn sách này, cuốn sách được một nhà sử học tên tuổi viết theo đúng “phong cách” sử học là để tư liệu, bằng cứ lịch sử nói lên chủ đề của nó… Cần có một cái tên thứ hai thì phải gọi là : “Một người Việt Nam hoàn hảo”!

Cuối cùng, phải nói đến bản dịch của dịch giả Nguyễn Đại Phương; dường như toàn bộ nội dung của gần 500 trang sách này, người đọc “quên mất” rằng nó đã được dịch từ tiếng Anh.

Lê Phú Khải

Xem thêm Thu gọn


Mua sách Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn bản quyền ở đâu.

Quyển sách Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn hiện được bán với giá tham khảo 72.000đ, bạn có thể mua trược tiếp sách tại đây.

Tìm kiếm liên quan

Download Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn PDF

Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn Tác giả Larry Berman PDF

Tải sách Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn ebook MOBI

Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn EPUB

Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn full

Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn đọc online

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *