Mai Sơn vừa ra mắt cuốn sách “101 triết gia” (NXB Tri Thức & Phương Nam liên kết ấn hành). Quyển sách này cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cho độc giả. Sau đây là cuộc trao đổi của tác giả Lê Tân với ông về công việc biên soạn, dịch thuật về đề tài triết học ở Việt Nam hiện nay.
Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh ra đời, cùng với nó là dự án “Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới”. Và các công ty xuất bản, các nhà xuất bản cũng lần lượt cho ra mắt những tác phẩm kinh điển về triết học, tư tưởng. Theo ông, tín hiệu đó phản ánh điều gì?
– Không chỉ là niềm vui cho giới nghiên cứu hay những người say mê triết học, đây còn là tín hiệu lạc quan về đời sống xã hội: Một bộ phận dân chúng đã bắt đầu đủ no ấm để nghĩ tới những điều trừu tượng (như chúng ta vẫn thường nói “có thực mới vực được đạo”); và mặt khác, kích thước đời sống tinh thần của giới trí thức đã được nới rộng thêm một cách đáng kể.
Trước đây, từng có sự dè bỉu thường xuyên trong giới trí thức học thuật, rằng triết lý tức là triết lý vụn. Bây giờ thì bắt đầu khác, triết lý là bình thường, là nhân văn. Triết nhân phải suy nghĩ đến bạc đầu (ngay trong cuộc sống và môi trường tư tưởng đã sẵn đó của nhân loại mà không có sự trợ giúp tiên thiên nào) mới có thể trở thành triết gia được. Có rất nhiều thần đồng trong giới văn học nghệ thuật, nhưng hầu như không có trường hợp nào như vậy trong triết học.
* Theo ông, những tín hiệu ấy là nhu cầu thật sự của xã hội, hay đó là nỗ lực của những người có tâm huyết để bù đắp vào khoảng trống mà chúng ta mắc phải trong quá trình tiếp nhận tri thức của nhân loại?
– Có cả các nguyên nhân ấy cộng lại; tuy cũng cần phải nói rằng mặc dù nhu cầu xã hội lúc nào cũng âm ỉ, nhưng nếu không có hợp lực của những cá nhân tâm huyết, trách nhiệm và đủ tài năng đáp ứng nhu cầu đó thì cũng chưa xuất hiện một hiện thực như ta đang thấy. Ý nghĩa và giá trị của việc các tác phẩm kinh điển của Immanuel Kant, Hegel, John Locke, Tocqueville… lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt có lẽ sẽ phải được đánh giá đầy đủ hơn trong thời gian tới.
Còn một nguyên nhân nữa mà bạn chưa đề cập tới: Sự nhạy bén đầu tư của giới xuất bản. Vậy thì, để những tín hiệu vui vẻ nói trên trở nên rõ ràng hơn, chúng ta cần được biết giữa giới xuất bản và những người biên soạn – dịch thuật triết học và sách kinh điển đã hình thành nên một quan hệ hiệu quả, một “hợp đồng” xứng đáng chưa?
* Trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhà nghiên cứu Triết học Bùi Văn Nam Sơn có phát biểu rằng: “…[hiện tượng có nhiều độc giả quan tâm đến triết học] là điều đáng mừng vì điều này chứng tỏ đất nước đang dần trở lại bình thường. Bình thường ở đây là biết nhiều thứ, biết thiên hạ đang nói gì và mình nên suy nghĩ gì …”. Cá nhân ông là một người quan tâm nghiên cứu triết học, ông nghĩ gì về nhận định đó?
– Anh Bùi Văn Nam Sơn không chỉ đúng trong nhận định này mà còn đúng trong thái độ khiêm tốn của một nhà triết học. (Tôi cũng từng nghĩ rằng nếu không tin vào lý tính phổ quát của con người, chắc các triết gia không công bố các chủ thuyết hay ít nhất là các mệnh đề triết học của mình). Chắc anh ấy còn ngụ ý một điều nữa mà anh từng nói ở một chỗ khác, đại để là nước Nhật từng tuyên bố sẵn sàng làm học trò một hai thế hệ (để không mãi mãi là học trò) khi quyết định dịch bằng hết sách kinh điển về tư tưởng và triết học của nhân lọai. Cái bình thường nói ở đây còn có nghĩa là ta đã sẵn sàng làm học trò về phương diện tư tưởng – triết học trước thế giới.
* Theo ông, chất lượng những ấn phẩm triết học trên thị trường sách Việt Nam hiện nay đang ở mức nào?
– Theo tôi, những cuốn sách triết học mang tầm vóc “đền đài” của nhà xuất bản Tri Thức, công ty Phương Nam, nhà sách Thời Đại, công ty Gia Vũ… có chất lượng khá tốt, từ khâu hiệu đính, biên tập đến hình thức, in ấn. Bộ truyện tranh triết học nhập môn của NXB Trẻ được chăm sóc khá kỹ về nội dung. Tuy nhiên, chất lượng dịch thuật và biên soạn sách triết đây đó vẫn chưa được chú ý đúng mức, một phần lớn do không có người biên tập. Vấn đề thuật ngữ, danh từ và các khái niệm triết học chưa thống nhất ở Việt Nam cũng đang gây khó cho người đọc.
* Với kinh nghiệm cá nhân của chính ông, việc quan tâm nghiên cứu triết học mang lại cho ông điều gì?
– Tôi say mê triết học từ hồi trung học. Nhưng sau đó trên hai mươi năm tôi gần như không thể tìm thấy “đối tượng” của mình đâu nữa, cho nên có thể nói việc quan tâm đến triết học mang đến cho tôi nhiều hối tiếc và đau khổ, nhưng cuối cùng chắc tôi sẽ tìm được sự thanh thản với nó. Trong thường ngày, ảnh hưởng của triết học khiến tôi luôn luôn dằn vặt giữa việc trừu tượng hóa mọi thứ và việc truy nguyên nguồn gốc mọi hiện tượng; giữa tự do và tất yếu. Nghĩ ngợi hoài về tự do đến mức nảy ra “tư tưởng” này: Tự do… Là thoát khỏi mọi sự trói buộc… Nhưng tự do còn là thoát khỏi sự phóng đãng của lý trí…
*
Dịch giả Mai Sơn: “Không có thần đồng trong triết học”
|
(Ngày 31/07/2007) |
Mai Sơn vừa ra mắt cuốn sách “101 triết gia” (NXB Tri Thức & Phương Nam liên kết ấn hành). Quyển sách này cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cho độc giả. Sau đây là cuộc trao đổi của tác giả Lê Tân với ông về công việc biên soạn, dịch thuật về đề tài triết học ở Việt Nam hiện nay.
Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh ra đời, cùng với nó là dự án “Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới”. Và các công ty xuất bản, các nhà xuất bản cũng lần lượt cho ra mắt những tác phẩm kinh điển về triết học, tư tưởng. Theo ông, tín hiệu đó phản ánh điều gì?
– Không chỉ là niềm vui cho giới nghiên cứu hay những người say mê triết học, đây còn là tín hiệu lạc quan về đời sống xã hội: Một bộ phận dân chúng đã bắt đầu đủ no ấm để nghĩ tới những điều trừu tượng (như chúng ta vẫn thường nói “có thực mới vực được đạo”); và mặt khác, kích thước đời sống tinh thần của giới trí thức đã được nới rộng thêm một cách đáng kể.
Trước đây, từng có sự dè bỉu thường xuyên trong giới trí thức học thuật, rằng triết lý tức là triết lý vụn. Bây giờ thì bắt đầu khác, triết lý là bình thường, là nhân văn. Triết nhân phải suy nghĩ đến bạc đầu (ngay trong cuộc sống và môi trường tư tưởng đã sẵn đó của nhân loại mà không có sự trợ giúp tiên thiên nào) mới có thể trở thành triết gia được. Có rất nhiều thần đồng trong giới văn học nghệ thuật, nhưng hầu như không có trường hợp nào như vậy trong triết học.
* Theo ông, những tín hiệu ấy là nhu cầu thật sự của xã hội, hay đó là nỗ lực của những người có tâm huyết để bù đắp vào khoảng trống mà chúng ta mắc phải trong quá trình tiếp nhận tri thức của nhân loại?
– Có cả các nguyên nhân ấy cộng lại; tuy cũng cần phải nói rằng mặc dù nhu cầu xã hội lúc nào cũng âm ỉ, nhưng nếu không có hợp lực của những cá nhân tâm huyết, trách nhiệm và đủ tài năng đáp ứng nhu cầu đó thì cũng chưa xuất hiện một hiện thực như ta đang thấy. Ý nghĩa và giá trị của việc các tác phẩm kinh điển của Immanuel Kant, Hegel, John Locke, Tocqueville… lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt có lẽ sẽ phải được đánh giá đầy đủ hơn trong thời gian tới.
Còn một nguyên nhân nữa mà bạn chưa đề cập tới: Sự nhạy bén đầu tư của giới xuất bản. Vậy thì, để những tín hiệu vui vẻ nói trên trở nên rõ ràng hơn, chúng ta cần được biết giữa giới xuất bản và những người biên soạn – dịch thuật triết học và sách kinh điển đã hình thành nên một quan hệ hiệu quả, một “hợp đồng” xứng đáng chưa?
* Trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhà nghiên cứu Triết học Bùi Văn Nam Sơn có phát biểu rằng: “…[hiện tượng có nhiều độc giả quan tâm đến triết học] là điều đáng mừng vì điều này chứng tỏ đất nước đang dần trở lại bình thường. Bình thường ở đây là biết nhiều thứ, biết thiên hạ đang nói gì và mình nên suy nghĩ gì …”. Cá nhân ông là một người quan tâm nghiên cứu triết học, ông nghĩ gì về nhận định đó?
– Anh Bùi Văn Nam Sơn không chỉ đúng trong nhận định này mà còn đúng trong thái độ khiêm tốn của một nhà triết học. (Tôi cũng từng nghĩ rằng nếu không tin vào lý tính phổ quát của con người, chắc các triết gia không công bố các chủ thuyết hay ít nhất là các mệnh đề triết học của mình). Chắc anh ấy còn ngụ ý một điều nữa mà anh từng nói ở một chỗ khác, đại để là nước Nhật từng tuyên bố sẵn sàng làm học trò một hai thế hệ (để không mãi mãi là học trò) khi quyết định dịch bằng hết sách kinh điển về tư tưởng và triết học của nhân lọai. Cái bình thường nói ở đây còn có nghĩa là ta đã sẵn sàng làm học trò về phương diện tư tưởng – triết học trước thế giới.
* Theo ông, chất lượng những ấn phẩm triết học trên thị trường sách Việt Nam hiện nay đang ở mức nào?
– Theo tôi, những cuốn sách triết học mang tầm vóc “đền đài” của nhà xuất bản Tri Thức, công ty Phương Nam, nhà sách Thời Đại, công ty Gia Vũ… có chất lượng khá tốt, từ khâu hiệu đính, biên tập đến hình thức, in ấn. Bộ truyện tranh triết học nhập môn của NXB Trẻ được chăm sóc khá kỹ về nội dung. Tuy nhiên, chất lượng dịch thuật và biên soạn sách triết đây đó vẫn chưa được chú ý đúng mức, một phần lớn do không có người biên tập. Vấn đề thuật ngữ, danh từ và các khái niệm triết học chưa thống nhất ở Việt Nam cũng đang gây khó cho người đọc.
* Với kinh nghiệm cá nhân của chính ông, việc quan tâm nghiên cứu triết học mang lại cho ông điều gì?
– Tôi say mê triết học từ hồi trung học. Nhưng sau đó trên hai mươi năm tôi gần như không thể tìm thấy “đối tượng” của mình đâu nữa, cho nên có thể nói việc quan tâm đến triết học mang đến cho tôi nhiều hối tiếc và đau khổ, nhưng cuối cùng chắc tôi sẽ tìm được sự thanh thản với nó. Trong thường ngày, ảnh hưởng của triết học khiến tôi luôn luôn dằn vặt giữa việc trừu tượng hóa mọi thứ và việc truy nguyên nguồn gốc mọi hiện tượng; giữa tự do và tất yếu. Nghĩ ngợi hoài về tự do đến mức nảy ra “tư tưởng” này: Tự do… Là thoát khỏi mọi sự trói buộc… Nhưng tự do còn là thoát khỏi sự phóng đãng của lý trí…
* Nếu một người trẻ bắt đầu dấn thân vào việc nghiên cứu triết học, họ nên bắt đầu từ đâu, thưa ông?
– Tôi nghĩ các bạn ấy nên bắt đầu bằng cách tìm cho được những bậc thầy đích thực, họ sẽ chỉ cho bạn một hướng đi và truyền cho bạn niềm đam mê, vạch ra chương trình học tập khổng lồ, ý chí mạnh mẽ, sự khiêm tốn để bạn lao vào một trong những cuộc hành trình khó khăn và quyến rũ nhất trên đời này. Ở TP HCM tôi nghĩ đang có một vài bậc thầy như thế.
* Để làm công tác dịch thuật nói chung và dịch triết học nói riêng, người dịch cần những phẩm chất gì?
– Tôi chỉ xin nói một điều băn khoăn về việc dịch thuật triết học ở nước ta. Không biết Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh có đề ra mục tiêu đào tạo các dịch giả triết học trẻ không? Theo như tôi biết, hiện nay số người có đủ trình độ “một mình một ngựa” dịch và chú giải các tác phẩm triết học kinh điển có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tôi cứ hay nghĩ, không hiểu từ đâu ra một người thông thạo nhiều ngoại ngữ, rành rẽ tiếng Việt và am tường triết học đến mức “thần sầu” như Bùi Văn Nam Sơn. Nhưng tôi cũng không hiểu bằng cách nào để có khoảng mười người ngang tầm anh Sơn trong nhiều năm tới để cùng nhau “tát cạn cái bể triết học kinh điển” mênh mông ngoài kia.
* Ngoài những tác phẩm dịch về triết học, ông vừa mới cho ra mắt cuốn “101 triết gia” khá dày dặn, vậy kế hoạch sắp tới của ông là gì?
– Tôi đang dịch một tác phẩm của triết gia duy tâm George Berkeley: “Một nghiên cứu về các nguyên tắc của giác tính con người”, sau đó có thể là một cuốn của triết gia hoài nghi David Hume. Cả hai cuốn kinh điển này đều phải nhờ đến sự giúp sức của anh Bùi Văn Nam Sơn.
Bên cạnh đó, tôi cũng thích làm những cuốn sách công cụ về triết học, triết học nhập môn, như một thôi thúc từ vô thức của một kẻ không được đào luyện tốt trên con đường đến với triết học. Trong tinh thần (vừa làm vừa học) đó, tôi có dự định dịch hoặc biên soạn một cuốn tự điển danh từ triết học phổ thông. Lê Tân thực hiện (Theo evan.com.vn)
|
Xem thêm Thu gọn
101 Triết Gia
Đi cùng 101 Triết Gia (Ngày 03/08/2007)
|
|
Điều thiếu sót cơ bản và dễ nhận thấy nhất của các sinh viên Việt Nam, nhất là sinh viên các ngành khoa học xã hội là cách nhận thức về “lịch sử vấn đề”. Cái gì cũng nghe thi thoáng, cái gì cũng tưởng là biết, nhưng để nói cụ thể hay nhận chân vấn đề, đặt “cái biết đó” vào đâu trong tiến trình lịch sử thì gần như mù tịt hoặc rất quờ quạng.
Có những bộ môn mà đáng lý tất cả sinh viên khoa học xã hội đều phải nắm tương đối rõ là lược sử tư tưởng triết học, lược sử văn chương, lược sử âm nhạc, lược sử hội họa, lược sử khoa học, lược sử các danh nhân…; nhưng buồn thay, các môn này lại không được học, hoặc học một cách sơ sài, ngắt quãng, chẳng theo hệ thống. Chính vì thế, những cuốn sách công cụ, những từ điển có tính lịch sử là hết sức cần trong bối cảnh hiện nay.
Người viết bài này đã quá hân hoan, và không kém phần hổ thẹn khi đọc cuốn 101 triết gia do nhà văn Mai Sơn biên soạn. Hổ thẹn vì mới kể ra có 11 triết gia thì mình đã rối tung rối mù; đằng này lại là 101 triết gia Tây phương, biết sắp xếp như thế nào đây. Phải nói ngay rằng, trên 70% tên tuổi trong cuốn sách này, nếu bất ngờ được hỏi thì tôi cũng không biết là ai, đơn giản là mình chưa đủ thông tin để biết, dù họ là những người sừng sững như núi Thái Sơn.
Vậy trên thế giới có bao nhiêu triết gia? Một câu hỏi thật khó trả lời, ngay với những nhà nghiên cứu triết học. Bằng đam mê, vốn hiểu biết và sự nhẫn nại, tác giả Mai Sơn đã dựa vào những cuốn sách tham khảo uy tín để chọn ra 101 triết gia quan trọng, xếp theo thứ tự thời gian, từ Thales (625? – 546? TCN)
Đi cùng 101 Triết Gia (Ngày 03/08/2007)
|
|
Điều thiếu sót cơ bản và dễ nhận thấy nhất của các sinh viên Việt Nam, nhất là sinh viên các ngành khoa học xã hội là cách nhận thức về “lịch sử vấn đề”. Cái gì cũng nghe thi thoáng, cái gì cũng tưởng là biết, nhưng để nói cụ thể hay nhận chân vấn đề, đặt “cái biết đó” vào đâu trong tiến trình lịch sử thì gần như mù tịt hoặc rất quờ quạng.
Có những bộ môn mà đáng lý tất cả sinh viên khoa học xã hội đều phải nắm tương đối rõ là lược sử tư tưởng triết học, lược sử văn chương, lược sử âm nhạc, lược sử hội họa, lược sử khoa học, lược sử các danh nhân…; nhưng buồn thay, các môn này lại không được học, hoặc học một cách sơ sài, ngắt quãng, chẳng theo hệ thống. Chính vì thế, những cuốn sách công cụ, những từ điển có tính lịch sử là hết sức cần trong bối cảnh hiện nay.
Người viết bài này đã quá hân hoan, và không kém phần hổ thẹn khi đọc cuốn 101 triết gia do nhà văn Mai Sơn biên soạn. Hổ thẹn vì mới kể ra có 11 triết gia thì mình đã rối tung rối mù; đằng này lại là 101 triết gia Tây phương, biết sắp xếp như thế nào đây. Phải nói ngay rằng, trên 70% tên tuổi trong cuốn sách này, nếu bất ngờ được hỏi thì tôi cũng không biết là ai, đơn giản là mình chưa đủ thông tin để biết, dù họ là những người sừng sững như núi Thái Sơn.
Vậy trên thế giới có bao nhiêu triết gia? Một câu hỏi thật khó trả lời, ngay với những nhà nghiên cứu triết học. Bằng đam mê, vốn hiểu biết và sự nhẫn nại, tác giả Mai Sơn đã dựa vào những cuốn sách tham khảo uy tín để chọn ra 101 triết gia quan trọng, xếp theo thứ tự thời gian, từ Thales (625? – 546? TCN) với chủ trương “nguyên chất của vạn vật là nước” đến nữ triết gia – nhà nữ quyền thời danh Martha Craven Nussbaum, sinh năm 1947 tại Pennsylvania, Mỹ. Sách dày 840 trang, kèm hình chân dung các triết gia. Người đọc có thể tìm thấy các tên tuổi lừng lẫy và quen thuộc như Socrates, Plato, Aristote, Descartes, Spinoza, Kant, Schopenhauer, Kierkegaard, Nietzsche, Bergson, Russell, Wittgenstein, Heidegger, Sartre…
Cuốn sách không có tham vọng đưa ra nhận định hay phân tích đẳng cấp của các triết gia, mà chỉ thông tin ngắn gọn và súc tích về tiểu sử, hình ảnh, tư tưởng cơ bản, cũng như các tác phẩm chính, nếu có. Độ dài ngắn khi viết về mỗi triết gia phụ thuộc vào tầm cỡ của triết gia đó. Qua “câu chuyện nhỏ” về các triết gia, cứ tưởng rời rạc, nhưng xâu chuỗi lại, thì cuốn sách đã kể được “một câu chuyện lớn” về tiến trình của triết học Tây phương. Cuốn sách cũng giúp những người đọc triết không chuyên có dịp tự nhận thức và tư biện lại với hiểu biết căn bản của mình về triết học.
Trong Lời giới thiệu của nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn có đoạn viết: “…thật ảo tưởng khi chờ đợi hay đòi hỏi quá nhiều ở các bộ sách công cụ, nhưng cũng thật ngây thơ khi không thấy hết sự cần thiết của chúng. Một hành trang – kể cả hành trang tinh thần – không thể có được từ hư vô. Sách công cụ là người trợ thủ đắc lực giúp ta chuẩn bị hành trang ấy trước và ngay trong khi ta… tự mình dấn bước lên đường”… “Trong điều kiện còn quá ít loại sách công cụ trong lãnh vực triết học ở nước ta hiện nay, 101 triết gia của Mai Sơn – dịch giả của một số sách triết học – là một đóng góp kịp thời và bổ ích. Thật hoan hỉ khi được giới thiệu quyển sách quý này đến đông đảo bạn đọc yêu triết học”.
Hiền Hòa
|
Xem thêm Thu gọn
101 Triết Gia
101 triết gia – “Món khai vị” triết học
Ngày 10/08/2007
Khi bước chân đến kệ sách triết học, trong các nhà sách lớn ở nước ngoài, người ta dễ dàng tìm được những đầu sách mang tính chất mở lối vào bộ môn rất khó lĩnh hội nhưng quan trọng này, ví dụ như A history of Western philosophy, hay A short history of modern philosophy…
Ở Việt Nam, nếu ví những tác phẩm bắt đầu được xuất bản như Phê phán lý tính thuần túy của Kant, hay Hiện tượng học tinh thần của Hegel… là những ngôi đền kỳ vĩ, trong quần thể những ngôi đền triết học, thì một cuốn sách như 101 triết gia (*) chính là tấm bản đồ hướng dẫn mà các “du khách”, hay những nhà nghiên cứu triết học trong bước khởi đầu, rất cần có. Thật tiếc cho đến thời điểm hiện nay, loại sách này chưa được xuất bản nhiều ở Việt Nam.
Bằng tình yêu triết học, với một nỗ lực không nhỏ, nhà văn – soạn giả Mai Sơn đã hoàn tất cuốn sách 840 trang in, quy tụ 101 gương mặt triết gia Tây phương quan trọng nhất. Cuốn sách mang tính chất từ điển, nhưng được xếp đặt theo trình tự thời gian xuất hiện của mỗi triết gia, với chân dung, tiểu sử, tóm lược triết thuyết cũng như tầm ảnh hưởng và danh sách trước tác của mỗi người. Độc giả có thể cầm cuốn sách đọc liền một mạch từ đầu đến cuối như thể đọc một câu chuyện dài về lịch sử triết học Tây phương, cũng có thể để trên kệ sách, lâu lâu lấy ra nhẩn nha “điểm mặt” từng triết gia một, để tách bạch, ghi nhớ từng đặc điểm luận thuyết.
Ngay ở phần đầu cuốn sách, với sự hiện diện của các triết gia Hy- La cổ đại, ngoài những tên tuổi “nghe rất nhiều nhưng hiểu chẳng bao nhiêu” như Socrates, Plato, Aristotle… người đọc còn có thể lần đầu chạm mặt với những Anaximander, Xenophane, Gorgias… Với những động thái đầu tiên ngẩng mặt nhìn vũ trụ, đặt những câu hỏi và tìm cách lý giải về thế giới xung quanh của loài người. Trải dài hàng ngàn năm, cho đến giữa thế kỷ 20, là các triết thuyết liên quan đến chính trị, kinh tế, nữ quyền… Triết học không còn gói gọn trong những phạm trù đơn giản được học ở trường phổ thông, như duy tâm- duy vật, hay duy tâm chủ quan- duy tâm khách quan… Mà còn rất nhiều lĩnh vực hay phạm trù khác, tri thức luận, duy nghiệm thuyết, logic học… thậm chí rất lạ lẫm với khí hậu thuyết, vị lợi thuyết… Hơn hết, thật thú vị khi những tên tuổi lẫy lừng và cực kỳ khó lĩnh hội như Kant, Hegel, Heidegger, Sartre… được gói gọn trong “lòng bàn tay”, như một “món khai vị” trước khi nhập bữa tiệc triết học, có thể với nhiều người là trải dài cả cuộc đời…
Hẳn nhiên, đã thuộc về triết học, cuốn sách không thể không chứa đựng những thuật ngữ chuyên môn, nhưng nó chẳng hề thách đố, hay đem đến nhiều cái chau mày cho những “người đọc tài tử”, hay những ai lần đầu tiếp cận bộ môn này. Song, ở góc độ nghiên cứu chuyên môn, với sự hiệu đính và lời giới thiệu của nhà nghiên cứu triết học uy tín Bùi Văn Nam Sơn, thiết nghĩ đã có thể coi như một bảo chứng về sự nghiêm túc, đáng tin cậy của nó: Trong điều kiện còn quá ít các loại sách công cụ trong lĩnh vực triết học ở nước ta hiện nay, 101 triết gia (Tây phương) của soạn giả Mai Sơn- dịch giả của một số sách triết học- là một đóng góp kịp thời và bổ ích.
Tuyền Lâm
101 triết gia – “Món khai vị” triết học
Ngày 10/08/2007
Khi bước chân đến kệ sách triết học, trong các nhà sách lớn ở nước ngoài, người ta dễ dàng tìm được những đầu sách mang tính chất mở lối vào bộ môn rất khó lĩnh hội nhưng quan trọng này, ví dụ như A history of Western philosophy, hay A short history of modern philosophy…
Ở Việt Nam, nếu ví những tác phẩm bắt đầu được xuất bản như Phê phán lý tính thuần túy của Kant, hay Hiện tượng học tinh thần của Hegel… là những ngôi đền kỳ vĩ, trong quần thể những ngôi đền triết học, thì một cuốn sách như 101 triết gia (*) chính là tấm bản đồ hướng dẫn mà các “du khách”, hay những nhà nghiên cứu triết học trong bước khởi đầu, rất cần có. Thật tiếc cho đến thời điểm hiện nay, loại sách này chưa được xuất bản nhiều ở Việt Nam.
Bằng tình yêu triết học, với một nỗ lực không nhỏ, nhà văn – soạn giả Mai Sơn đã hoàn tất cuốn sách 840 trang in, quy tụ 101 gương mặt triết gia Tây phương quan trọng nhất. Cuốn sách mang tính chất từ điển, nhưng được xếp đặt theo trình tự thời gian xuất hiện của mỗi triết gia, với chân dung, tiểu sử, tóm lược triết thuyết cũng như tầm ảnh hưởng và danh sách trước tác của mỗi người. Độc giả có thể cầm cuốn sách đọc liền một mạch từ đầu đến cuối như thể đọc một câu chuyện dài về lịch sử triết học Tây phương, cũng có thể để trên kệ sách, lâu lâu lấy ra nhẩn nha “điểm mặt” từng triết gia một, để tách bạch, ghi nhớ từng đặc điểm luận thuyết.
Ngay ở phần đầu cuốn sách, với sự hiện diện của các triết gia Hy- La cổ đại, ngoài những tên tuổi “nghe rất nhiều nhưng hiểu chẳng bao nhiêu” như Socrates, Plato, Aristotle… người đọc còn có thể lần đầu chạm mặt với những Anaximander, Xenophane, Gorgias… Với những động thái đầu tiên ngẩng mặt nhìn vũ trụ, đặt những câu hỏi và tìm cách lý giải về thế giới xung quanh của loài người. Trải dài hàng ngàn năm, cho đến giữa thế kỷ 20, là các triết thuyết liên quan đến chính trị, kinh tế, nữ quyền… Triết học không còn gói gọn trong những phạm trù đơn giản được học ở trường phổ thông, như duy tâm- duy vật, hay duy tâm chủ quan- duy tâm khách quan… Mà còn rất nhiều lĩnh vực hay phạm trù khác, tri thức luận, duy nghiệm thuyết, logic học… thậm chí rất lạ lẫm với khí hậu thuyết, vị lợi thuyết… Hơn hết, thật thú vị khi những tên tuổi lẫy lừng và cực kỳ khó lĩnh hội như Kant, Hegel, Heidegger, Sartre… được gói gọn trong “lòng bàn tay”, như một “món khai vị” trước khi nhập bữa tiệc triết học, có thể với nhiều người là trải dài cả cuộc đời…
Hẳn nhiên, đã thuộc về triết học, cuốn sách không thể không chứa đựng những thuật ngữ chuyên môn, nhưng nó chẳng hề thách đố, hay đem đến nhiều cái chau mày cho những “người đọc tài tử”, hay những ai lần đầu tiếp cận bộ môn này. Song, ở góc độ nghiên cứu chuyên môn, với sự hiệu đính và lời giới thiệu của nhà nghiên cứu triết học uy tín Bùi Văn Nam Sơn, thiết nghĩ đã có thể coi như một bảo chứng về sự nghiêm túc, đáng tin cậy của nó: Trong điều kiện còn quá ít các loại sách công cụ trong lĩnh vực triết học ở nước ta hiện nay, 101 triết gia (Tây phương) của soạn giả Mai Sơn- dịch giả của một số sách triết học- là một đóng góp kịp thời và bổ ích.
Tuyền Lâm
Xem thêm Thu gọn
Quản Lý Dự Án Trên Một Trang Giấy
(VTV1 Ngày 22/05/2008)
(VTV1 Ngày 22/05/2008)
Xem thêm Thu gọn
Đệ Nhất Phu Nhân – Chuyện Về Những Người Đàn Bà Trong Nhà Trắng
Đệ nhất phu nhân Cuốn sách viết về cuộc đời 42 người phụ nữ tiếng tăm, không chỉ vì họ là nội tướng của các tổng thống (TT) Mỹ, mà còn vì chính những nét đẹp trong cuộc đời họ, với tư cách người công dân, người vợ và người mẹ.
Từ Martha Washington, sinh năm 1731, vợ của TT Mỹ đầu tiên, Georghe Washington, đến Laura Bush – sinh năm 1946, vợ TT đương nhiệm George Walker Bush. Chân dung những phụ nữ này được vẽ một cách tường tận, từ gốc gác của dòng họ, nền giáo dục họ thụ hưởng và cuộc sống riêng từ hồi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, gặp người đàn ông mà họ sẽ lấy làm chồng, và quan trọng nhất là cuộc sống sau khi họ trở thành bà chủ của Nhà Trắng.
Tác giả giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của các đệ nhất phu nhân Mỹ đã thay đổi theo thời đại, và theo tính cách, quan niệm, bản lĩnh của từng người ra sao. Có người hầu như không can dự vào hoạt động của chồng, nhưng cũng có người ảnh hưởng trực tiếp tới cả việc bổ nhiệm nội các, như một nhân vật đầy quyền lực dù không được dân cử.
Có người như Jacqueline Kennedy vợ TT John Fitzgerald Kennedy, mà cuộc đời đã được Normal Mailer ca ngợi: “Bà ấy không chỉ là nhân vật nổi tiếng, bà ấy là một huyền thoại; không, không phải là một huyền thoại, bà ấy là một điều thần thoại; không, không chỉ là một điều thần thoại, đúng hơn bà ấy là một nguyên mẫu của lịch sử, gần như là một đấng tạo hóa…”. Có người như Nancy Reagan, làm vợ TT Ronald Reagan trong năm mươi hai năm đúng nghĩa người vợ, là chỗ dựa vững chắc nhất cho chồng, đến tận ngày cuối của đời ông. Có người như Hillary Clinton, vợ TT William Jefferson Clinton, cũng có một sự nghiệp chính trị không hề kém chồng và là một mẫu phụ nữ trí tuệ tiêu biểu của nước Mỹ. Hay Laura Bush mà ứng xử và hành động sau vụ 11.9.2001 đã chứng tỏ trái tim có thể làm được điều gì khi bà xuất hiện trên truyền hình với chủ đề Làm thế nào để nói với trẻ em về sự kiện nước Mỹ bị tấn công…
Hơn 700 bức ảnh mô tả mọi thời điểm quan trọng trong đời các đệ nhất phu nhân sẽ khiến bạn hình dung được vì sao họ đã được ngưỡng mộ trong lịch sử nước Mỹ. Sự giáo dục của gia đình đã có vai trò quyết định trong những gì họ đã làm khi chồng nắm quyền lực cao nhất trên chính trường, và tận khi rời Nhà Trắng, họ luôn sống và lao động xứng đáng với cương vị bà chủ số một của đất nước và đồng minh số một của TT.
Sách dày 910 trang do NXB Phụ Nữ ấn hành theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền với Black Dog & Leventhal Publishers Inc – Mỹ, 2005. Bản dịch của Phạm Anh Tuấn, từ nguyên bản tiếng Anh của Bill Harris. Bill Harris là một biên tập viên tự do, tác giả của Tư liệu về các tổng thống, Một nghìn tòa nhà của New York, và mười sáu cuốn khác về New York. Ông đã làm việc tại tạp chí The New York Times trong 25 năm, và là hướng dẫn viên du lịch của New York trước khi chuyển đến sống tại Dallas, Texas cho tới nay.
Thu Đông
Đệ nhất phu nhân Cuốn sách viết về cuộc đời 42 người phụ nữ tiếng tăm, không chỉ vì họ là nội tướng của các tổng thống (TT) Mỹ, mà còn vì chính những nét đẹp trong cuộc đời họ, với tư cách người công dân, người vợ và người mẹ.
Từ Martha Washington, sinh năm 1731, vợ của TT Mỹ đầu tiên, Georghe Washington, đến Laura Bush – sinh năm 1946, vợ TT đương nhiệm George Walker Bush. Chân dung những phụ nữ này được vẽ một cách tường tận, từ gốc gác của dòng họ, nền giáo dục họ thụ hưởng và cuộc sống riêng từ hồi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, gặp người đàn ông mà họ sẽ lấy làm chồng, và quan trọng nhất là cuộc sống sau khi họ trở thành bà chủ của Nhà Trắng.
Tác giả giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của các đệ nhất phu nhân Mỹ đã thay đổi theo thời đại, và theo tính cách, quan niệm, bản lĩnh của từng người ra sao. Có người hầu như không can dự vào hoạt động của chồng, nhưng cũng có người ảnh hưởng trực tiếp tới cả việc bổ nhiệm nội các, như một nhân vật đầy quyền lực dù không được dân cử.
Có người như Jacqueline Kennedy vợ TT John Fitzgerald Kennedy, mà cuộc đời đã được Normal Mailer ca ngợi: “Bà ấy không chỉ là nhân vật nổi tiếng, bà ấy là một huyền thoại; không, không phải là một huyền thoại, bà ấy là một điều thần thoại; không, không chỉ là một điều thần thoại, đúng hơn bà ấy là một nguyên mẫu của lịch sử, gần như là một đấng tạo hóa…”. Có người như Nancy Reagan, làm vợ TT Ronald Reagan trong năm mươi hai năm đúng nghĩa người vợ, là chỗ dựa vững chắc nhất cho chồng, đến tận ngày cuối của đời ông. Có người như Hillary Clinton, vợ TT William Jefferson Clinton, cũng có một sự nghiệp chính trị không hề kém chồng và là một mẫu phụ nữ trí tuệ tiêu biểu của nước Mỹ. Hay Laura Bush mà ứng xử và hành động sau vụ 11.9.2001 đã chứng tỏ trái tim có thể làm được điều gì khi bà xuất hiện trên truyền hình với chủ đề Làm thế nào để nói với trẻ em về sự kiện nước Mỹ bị tấn công…
Hơn 700 bức ảnh mô tả mọi thời điểm quan trọng trong đời các đệ nhất phu nhân sẽ khiến bạn hình dung được vì sao họ đã được ngưỡng mộ trong lịch sử nước Mỹ. Sự giáo dục của gia đình đã có vai trò quyết định trong những gì họ đã làm khi chồng nắm quyền lực cao nhất trên chính trường, và tận khi rời Nhà Trắng, họ luôn sống và lao động xứng đáng với cương vị bà chủ số một của đất nước và đồng minh số một của TT.
Sách dày 910 trang do NXB Phụ Nữ ấn hành theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền với Black Dog & Leventhal Publishers Inc – Mỹ, 2005. Bản dịch của Phạm Anh Tuấn, từ nguyên bản tiếng Anh của Bill Harris. Bill Harris là một biên tập viên tự do, tác giả của Tư liệu về các tổng thống, Một nghìn tòa nhà của New York, và mười sáu cuốn khác về New York. Ông đã làm việc tại tạp chí The New York Times trong 25 năm, và là hướng dẫn viên du lịch của New York trước khi chuyển đến sống tại Dallas, Texas cho tới nay.
Thu Đông
Xem thêm Thu gọn
Bình luận từ facebook ()
 
$(document).ready(function() {
if($(‘.look-inside-cover’).length === 0){
$(‘.bk-bookdefault’).css( ‘cursor’, ‘default’ );
}
$(document).on(“click”, “.bk-bookdefault”, function (e) {
$(‘.look-inside-cover’).trigger(‘click’);
});
$(‘.look-inside,.look-inside-cover’).click(function() {
$.ajax({
url: fn_url(‘products.look_inside’),
type: ‘get’,
dataType: ‘json’,
data: {
product_id: 23392
},
beforeSend: function() {
$.toggleStatusBox(“show”, “Vui lòng chờ…”);
$(“body”).append(‘
‘);
},
success: function(response) {
response = $.parseJSON(response.text);
$.toggleStatusBox(“hide”);
$(“body”).append(response.html);
var excert_box_margin_top = 60;
var excert_box_margin_left = 80;
jQuery(“.excerpt-box”).css({
width: jQuery(window).width() – excert_box_margin_left,
height: jQuery(window).height() – excert_box_margin_top,
marginLeft: -(jQuery(window).width() – excert_box_margin_left) / 2,
marginTop: -(jQuery(window).height() – excert_box_margin_top) / 2
});
jQuery(“.excerpt-view”).css({
width: jQuery(“.excerpt-box”).width() – jQuery(“.excerpt-left”).width() – jQuery(“.excerpt-right”).width() – 6
});
jQuery(“.excerpt-box .excerpt-left-inner, .excerpt-box .excerpt-right-inner, .excerpt-box .excerpt-view”).css({
height: jQuery(“.excerpt-box”).height() – jQuery(“.excerpt-header”).height()
});
excerpt_scroll = new IScroll(‘.excerpt-images-inner’, {
scrollX: true,
freeScroll: true,
mouseWheel: true,
probeType: 3,
snap: ‘.excerpt-image’,
keyBindings: true
});
document.addEventListener(‘touchmove’, function(e) {
e.preventDefault();
}, false);
setInterval(function() {
excerpt_scroll.refresh();
}, 1000);
excerpt_scroll.on(‘scroll’, function() {
js_updateOutline();
});
}
});
return false;
});
});
|
|